Các bệnh liên quan đến nhiễm độc chì
Nhiễm độc chì là gì?
Nhiễm độc chì là tình trạng cơ thể bị tích lũy một lượng chì lớn trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến thể chất và hệ thần kinh. Thời gian để cơ thể tự đào thải chì rất lâu, phải mất tới 10 tháng mới đào thải được chì khỏi máu và 10 năm mới loại bỏ được chì ra khỏi xương và các cơ quan khác trong cơ thể. Trong trường hợp nhiễm độc quá nặng có thể dẫn đến tử vong.
Nguồn nhiễm độc chì
Là kim loại phổ biến chì có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta:
+ Chì có trong môi trường ô nhiễm, mà trước hết là xung quanh những nhà máy sản xuất hoặc sử dụng chì, hay tại các trung tâm đô thị do khí thải của ô tô dùng xăng chứa chì. Lượng chì trong không khí sẽ lắng xuống làm ô nhiễm đất, nước. Cây cỏ mọc trên vùng đất, nước nhiễm chì cũng chứa một lượng chì tương đối cao.
+ Chì có trong những vật dụng xung quanh chúng ta: Sơn tường, sơn vẽ và sơn trên những vật dụng đồ chơi, nhựa, Son môi, mỹ phẩm… thuốc nam không rõ nguồn gốc, men gốm sứ, thủy tinh, mực in, giấy báo, ác quy, khói xăng xe, xăng dầu.
Hàng ngày chúng ta đang thụ động tiếp nhận một lượng chì lớn vào cơ thể.
Chì nhiễm độc vào cơ thể như thế nào?
Chì xâm nhiễm vào cơ thể qua nhiều con đường: hô hấp, tiêu hóa, da và niêm mạc.
+ Đường hô hấp: Tại phổi chì được hấp thu gần như hoàn toàn qua màng phế nang để vào máu và đưa thẳng tới các cơ quan. Đây là hình thức hấp thu nguy hiểm nhất.
+ Đường tiêu hóa: qua ăn uống chì xâm nhiễm vào cơ thể và vào máu vận chuyển đến các cơ quan và lắng đọng tại đó.
+ Ngoài ra, tiếp xúc ngoài da, niêm mạc thường xuyên với các vật dụng chứa chì cũng làm gia tăng nguy cơ cao nhiễm độc chì.
Hậu quả của nhiễm độc chì
Chì rất khó đào thải khỏi cơ thể, lượng chì tích tụ trong một thời gian dài có thể gây ra những bệnh lý hiểm nghèo như:
+ Tổn thương hệ thần kính trung ương: trẻ chậm phát triển, giảm nhận thức, thoái hóa dây thần kinh.
+ Tổn thương hệ thống sinh sản: suy giảm chức năng sinh sản ở cả nam và nữ, giảm số lượng và chức năng của tinh trùng, độc với trứng, gây sảy thai.
+ Làm mất cân bằng tế bào xương và làm giảm sự hình thành xương mới, do đó nhiễm độc chì ở trẻ dẫn đến hiện tượng còi xương, thấp bé. Nhiễm độc chì ở người lớn dẫn đến tình trạng loãng xương, giòn xương, tổn thương xương khó lành sau chấn thương.
+ Ngoài ra chì còn gây ra độc tính trên thận và tim mạch, rất nguy hiểm tới tính mạng, có thể gây tử vong và để lại nhiều di chứng về sau.
+ Khi chì tích tụ vào cơ thể sẽ liên kết với các yếu tố nội mô gây rối loạn và tăng cao khả năng bị ung thư của người bệnh.
Theo các chuyên gia Y tế, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do nhiễm độc chì gây ra, người dân cần chủ động phòng và đào thải độc tố chì ra ngoài cơ thể mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm do môi trưởng và thực phẩm ô nhiễm.
Hiếm muộn do nhiễm độc chì
Hiếm muộn do nhiễm độc chì là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà [...]
Th1
Dị dạng thai nhi do nhiễm độc chì
Dị dạng thai nhi là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà [...]
Th1
Thiểu năng trí tuệ do nhiễm độc chì
Chì là một kim loại nặng độc hại đối với cơ thể con người, đặc [...]
Th1
Vô sinh nam do nhiễm độc chì
Nhiễm độc chì là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ảnh [...]
Th1
Thận hư, thận yếu do nhiễm độc chì
Chì là một kim loại nặng độc hại, được sử dụng rộng rãi trong cuộc [...]
Th1
10 bệnh thường gặp do nhiễm độc chì
Chì là một kim loại nặng mềm, có thể tạo ra hợp chất nhiều màu [...]
Th1
Nhiễm độc chì gây thoái hóa dây thần kinh
Nhiễm Độc Chì Gây Thoái Hóa Dây Thần Kinh Và Những Nguy Cơ Sức Khỏe [...]
Th1
Biểu hiện nhiễm độc chì cấp tính
Trong bối cảnh môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, nhiễm [...]
Th1
- 1
- 2
Chuyên gia tư vấn

Câu hỏi thường gặp